Bôi kem chống nắng trước hay sau kem dưỡng da?
Trước khi làm rõ câu hỏi này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về các loại kem chống nắng hiện có trên thị trường. Dựa vào thành phần cấu tạo, kem chống nắng được phân thành 2 loại: kem chống nắng vật lí và kem chống nắng hóa học.
1. Kem Chống Nắng Vật Lí (Sunblock)
Thành phần chính của kem chống nắng vật lí là Titanium Dioxide (TiO2) và Zinc Oxide (ZnO). Những hợp chất vô cơ (khoáng chất) này tạo nên lớp màng chắn trên bề mặt da làm khuếch tán và phản xạ các tia UV từ ánh nắng mặt trời chiếu tới da, khiến chúng không thể xuyên thấu vào da bạn.
[row]
[col span=”6″ span__sm=”12″]
ƯU ĐIỂM
- Hoạt động ngay tức thì sau khi sử dụng lên da mà không cần chờ thời gian thẩm thấu.
- Bền vững trong thời gian lâu khi da tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp (không phải trong môi trường nước và ẩm)
- Ít gây kích ứng cho da, phù hợp cho những làn da nhạy cảm.
- Phù hợp với những làn da dễ bị kích ứng nhiệt như đỏ, bỏng rát khi tiếp xúc ánh nắng, kem chống nắng vật lý sẽ làm dịu làn da của bạn.
[/col]
[col span=”6″ span__sm=”12″]
NHƯỢC ĐIỂM
- Da tiết nhiều dầu, mồ hôi, tiếp xúc nước khi vận động ngoài trời, bơi lội sẽ khiến lớp kem không giữ được trên da => phải bôi lớp kem mới.
- Gây bất lợi cho những người da ngăm vì lớp kem thường dày, có màu trắng, không tiệp vào da.
- Không chống tia UVA tốt bằng kem chống nắng hóa học.
- TiO2 sẽ là vấn đề đối với người da dễ kích ứng đối với sản phẩm trang điểm chứa khoáng chất.
[/col]
[/row]
2. Kem Chống Nắng Hóa Học (Sunscreen)
Các hợp chất hữu cơ như: Oxybenzone, Octinoxate, Octisalate và Avobenzone,… là thành phần chính của kem chống nắng hóa học. Các chất này hấp thụ, xử lí và phân hủy các tia UV thành nhiệt, giải phóng nhiệt ra khỏi da trước khi chúng gây hại cho da, thông qua các phản ứng hóa học.
[row]
[col span=”6″ span__sm=”12″]
ƯU ĐIỂM
- Lớp kem mỏng, dễ thấm, có thể dùng làm kem lót trang điểm.
- Dễ dàng phối hợp thêm nhiều tinh chất dưỡng da khác trong quy trình dưỡng da.
- Các hoạt chất chống nắng có độ che phủ, bảo vệ cao hơn kem chống nắng vật lí.
- Khả năng chống tia UVA tốt hơn kem vật lí.
[/col]
[col span=”6″ span__sm=”12″]
NHƯỢC ĐIỂM
- Có thể gây ra tình trạng cay mắt, chảy nước mắt khi da đổ mồ hôi nhiều, không thích hợp cho da nhạy cảm.
- Chỉ có tác dụng sau 20 – 30 phút bôi lên da.
- Một số thành phần có thể tạo nên các gốc tự do gây tổn thương, kích ứng và lão hóa da.
- Thành phần Avobenzone không bền vững dưới ánh nắng khi tiếp xúc trực tiếp => cần phải thoa lại sau mỗi 2 tiếng sử dụng.
- Không thích hợp với da nhạy cảm với nhiệt độ vì kem chống nắng hóa học chuyển tia UV thành nhiệt, làm da bạn bị ửng đỏ.
[/col]
[/row]
Mỗi loại kem chống nắng đều có những đặc tính riêng, phù hợp với từng loại da. Tuy nhiên, kem chống nắng vật lí là loại được các bác sĩ da liễu khuyên dùng bởi sự lành tính, ít gây kích ứng da. Gần đây các hãng mỹ phẩm cũng đang tập trung nghiên cứu để khắc phục các nhược điểm của kem chống nắng vật lí.
Bôi kem chống nắng trước hay kem dưỡng da trước?
Sau khi đọc phần trên của bài viết chắc hẳn các bạn đã phần nào tìm ra cho mình câu trả lời. Dựa theo đặc tính của từng loại kem chống nắng mà sự kết hợp với kem dưỡng da là hoàn toàn khác nhau.
Đối với kem chống nắng vật lí: nên bôi kem dưỡng da trước sau đó bôi kem chống nắng. Để hiệu quả tối đa, nên bôi kem chống nắng sau khoảng nửa tiếng bôi kem dưỡng để kem dưỡng có đủ thời gian thấm qua da, không bị xáo trộn với kem chống nắng.
***Lí do: kem chống nắng vật lí tạo lớp màng bảo vệ da mà không gây phản ứng hóa học. Nếu thoa theo thứ tự trên thì kem chống nắng vừa bảo vệ được da, vừa bảo vệ được lớp kem dưỡng khỏi ánh nắng mặt trời, giúp cho kem dưỡng đạt hiệu quả tối đa, không bị giảm tác dụng bởi nhiệt độ, bụi bẩn.
Nếu làm ngược lại, lớp kem chống nắng khá dày (đặc tính của kem chống nắng vật lí) sẽ gây cản trở quá trình kem dưỡng thẩm thấu qua da. Lớp kem dưỡng bị cô lập, nhanh chóng bị mất tác dụng bởi môi trường. Mặt khác, lớp kem dưỡng sẽ pha loãng kem chống nắng, làm giảm khả năng bảo vệ da.
Đối với kem chống nắng hóa học: nên bôi kem chống nắng trước sau đó bôi kem dưỡng da. Để hiệu quả cao nhất nên bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài 20 – 30 phút.
***Lí do: làm theo thứ tự trên, kem chống nắng phản ứng với ánh nắng mặt trời khiến da mặt nóng (ấm) lên. Nhiệt độ tăng làm tăng tốc độ phản ứng, mặt khác lớp kem chống nắng hóa học khá mỏng giúp kem dưỡng da dễ dàng được hấp thụ qua da hơn. Lớp kem dưỡng tiếp xúc môi trường có thể cân bằng nhiệt với môi trường dù da mặt nóng lên, không bị phân hủy hay mất đi tác dụng.
Nếu làm ngược lại, lớp kem dưỡng bị kẹp giữa da mặt và lớp kem chống nắng, nhiệt độ từ 2 phía đều cao làm cho kem dưỡng nhanh chóng mất đi tác dụng. Hơn nữa, kem dưỡng khi tác dụng lên da sẽ làm giảm hoạt tính của kem chống nắng, làm giảm khả năng bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.
Bôi kem chống nắng trước hay sau khi trang điểm?
Như các bạn đã thấy, việc chọn kem chống nắng phù hợp với da mặt và sử dụng như thế nào là điều khá phức tạp. Các bạn có ý kiến hay vẫn còn thắc mắc về việc dùng kem chống nắng trước hay sau kem dưỡng da (hay trang điểm) hãy bình luận bên dưới để cùng thảo luận – giải đáp nhé. Chúc các bạn luôn rạng ngời giữa ngày hè năng động!
Tham khảo thêm sản phẩm kem chống nắng hóa học tại đây