Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết khi kinh doanh mỹ phẩm, đặc biệt là kinh doanh mỹ phẩm online trong thời đại mà việc mua sắm online trở nên cực kì dễ dàng tiện dụng như hiện nay.
[toc]
Mỹ phẩm là gì?
[message_box bg_color=”rgba(248, 124, 188, 0.16)” text_color=”light”]
[/message_box]
Kinh doanh mỹ phẩm
Kinh doanh sản phẩm Mỹ Phẩm Trong nước
Nguồn hàng: nếu bạn chưa biết lấy mỹ phẩm ở đâu để bán thì một nguồn hàng mỹ phẩm bạn có thể lựa chọn để kinh doanh đó chính là các hãng mỹ phẩm Việt Nam. Bạn có thể tìm kiếm 1 thương hiệu tại trang web hoặc fanfage của họ để được hỗ trợ. Vì bạn chỉ mới bắt đầu, nên đi từ dưới lên, không nên ôm hàng quá nhiều, nếu bán không kịp sẽ rất dễ stress, sản phẩm cũng dễ bị cận date. Khi bắt đầu bạn chưa nhất thiết phải nhập hàng, có thể làm Cộng Tác Viên (CTV) để nhận hoa hồng trên từng sản phẩm bán được. Khi nắm được phương thức bán hàng và có đủ sự tự tin, bạn có thể nhập hàng theo từng cấp từ thấp tới cao, tương ứng với số lượng hàng bạn nhập. Cấp càng cao (nhập càng nhiều hàng) thì đơn giá nhập hàng càng thấp, lợi nhuận từ việc bán hàng càng cao (giá bán lẻ của từng sản phẩm là cố định). Khi đã ở cấp tương ứng với thực lực của mình, việc kinh doanh của bạn sẽ đi vào ổn định.
[ux_image id=”16184″]
Thuận lợi
- Số vốn ban đầu không cần nhiều.
- Có thể dễ dàng nhập với số lượng lớn mà không bị cản trở bởi hải quan.
- Giá bán sản phẩm ở mức phải chăng, vừa túi tiền, nhắm tới phân khúc khách hàng tầm thấp và tầm trung (chiếm tỉ lệ lớn).
- Lợi nhuận khi bán luôn cao hơn so với mỹ phẩm ngoại nhập. Nếu ở cấp cao nhất – nhà phân phối thì lợi nhuận tối đa có thể đạt được lên đến 67,5%.
- Khi tham gia vào hệ thống sẽ nhận được nhiều chính sách hỗ trợ như chính sách hoa hồng, chính sách bảo vệ giá, chính sách đổi trả hàng, trang bị tài liệu kinh doanh (tờ rơi, catalogue,…), tổ chức các buổi học đào tạo huấn luyện về sản phẩm, huấn luyện kĩ năng bán hàng, kiến thức kinh doanh sản phẩm.
- Được trả hàng nếu không bán được.
- Việc cạnh tranh online khi bán 1 dòng mỹ phẩm Việt Nam cũng không cao, hệ thống thường rất đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau.
Khó khăn
- Thương hiệu không nổi bằng mỹ phẩm ngoại nhập. Bên cạnh việc tư vấn bán sản phẩm cần giới thiệu thêm về thương hiệu cho người dùng biết đến.
- Các mặt hàng của các thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam thường ít đa dạng do chỉ tập trung nghiên cứu phát triển một số nhóm sản phẩm với công dụng nhất định.
Vốn tối thiểu: 0đ
Kinh doanh hàng Mỹ Phẩm Nước Ngoài
[ux_image id=”15752″]
- Thương hiệu nổi tiếng, dễ dàng được khách hàng nhận biết.
- Chất lượng sản phẩm đa phần tốt.
- Bao bì, nhãn mác, đóng gói rất đẹp và chuyên nghiệp.
- Số vốn cần bỏ ra lớn.
- Giá sản phẩm ở mức cao, chỉ thích hợp với khách hàng phân khúc cao (chiếm tỉ lệ nhỏ) nên khá khó để bán được số lượng nhiều.
- Lợi nhuận không cao bằng kinh doanh mỹ phẩm Việt Nam (thường ở mức 25 – 30%).
- Nếu việc bán hàng diễn ra không được suôn sẻ sẽ dẫn tới tình trạng tồn hàng, hạn sử dụng của sản phẩm sẽ tới một cách nhanh chóng.
- Thông thường, khi bán mỹ phẩm ngoại nhập bạn sẽ không được trả hàng nếu không bán được.
- Việc cạnh tranh (cả online và offline) khi bán mỹ phẩm ngoại nhập diễn ra cực kì khốc liệt. Phân khúc cao đòi hỏi sự đầu tư chuyên nghiệp về các mặt media, truyền thông, quảng bá, tư duy bán hàng (cần đầu tư rất lớn). Việc hạ giá sản phẩm (phá giá) từ những đơn vị phân phối độc quyền với quy mô lớn sẽ khiến cho những đơn vị nhỏ lẻ vô phương chống đỡ.
Hướng dẫn kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả
10 yếu tố cần đặc biệt quan tâm khi kinh doanh mỹ phẩm
1. Lựa chọn dòng mỹ phẩm để kinh doanh
Việc đầu tiên cần lựa chọn không phải là bán sản phẩm nào, của hãng nào. Đầu tiên cần tự đánh giá năng lực của bản thân, ví dụ như đã có kinh nghiệm bán hàng chưa, đã làm trong ngành mỹ phẩm chưa, đã từng dùng qua nhiều dòng mỹ phẩm chưa, và vốn ban đầu của bạn dày hay mỏng. Tiếp theo sẽ là xác định rõ phân khúc khách hàng muốn nhắm tới là gì: thu nhập cao, trung lưu, bình dân. Nếu chưa có kinh nghiệm trong ngành mỹ phẩm, vốn mỏng mà lại chọn bán dòng sản phẩm cao cấp như Sakura, La Roche Posay, Murad,… thì bạn chắc chắn thất bại. Nếu mới tham gia bán mỹ phẩm nên chọn những dòng sản phẩm bình dân, sẽ dễ bán hơn là sản phẩm cao cấp, đó là điều chắc chắn. Một số tiêu chí để chọn dòng mỹ phẩm để nhập về bán:
[section bg_color=”rgb(249, 225, 237)” padding=”11px”]
- Khách hàng khó mua sản phẩm tại các cửa hàng, siêu thị, nhà thuốc.
- Tỷ lệ mua hàng lặp lại cao.
- Nguồn hàng đảm bảo, chất lượng, bao bì đẹp mắt, nhiều sản phẩm của một dòng.
- Tỷ suất lợi nhuận cao từ 30-70%.
- Thị hiếu lớn, có thể bán được số lượng lớn và không giới hạn độ tuổi.
[/section]
2. Xem xét tiềm năng lợi nhuận
Đích đến của kinh doanh là lợi nhuận, bất kể bạn kinh doanh ngành nào. Khi dự định bán một/một nhóm sản phẩm của một hãng nào đó thì câu hỏi đầu tiên nên đặt ra cho đơn vị cung cấp là sản phẩm này khi bán sẽ được hoa hồng/chiết khấu/lợi nhuận là bao nhiêu?
Sau khi có được mức lợi nhuận khi kinh doanh một dòng sản phẩm, bạn có thể cân nhắc việc lựa chọn mô hình kinh doanh, quy mô kinh doanh nào là phù hợp (online/offline, cá nhân/doanh nghiệp), để sau khi trừ tất cả các chi phí bạn vẫn có lợi nhuận.
3. Lên kế hoạch ngân sách, tiền vốn
Kế hoạch ngân sách phải là một phần trong kế hoạch kinh doanh. Bạn cần bao nhiêu tiền để mở một cửa hàng như kế hoạch? Mỗi tháng phải trả bao nhiêu chi phí khác? Với tổng chi phí đó, bạn phải thu về lại bao nhiêu thì mới có lời? Trong bao lâu thì có thể thu hồi vốn?
Nếu không tính toán kỹ lưỡng, có thể bạn sẽ thiếu hụt ngân sách và phải đóng cửa trong vòng vài tháng.
4. Địa điểm nào mở cửa hàng mỹ phẩm phù hợp?
Nếu thuê mặt bằng để mở cửa hàng/showroom mỹ phẩm, nên chọn những khu vực đông dân và đặc biệt mức thu nhập của họ phải tương ứng với phân khúc sản phẩm bạn kinh doanh. Trường hợp kinh phí không đủ để thuê được vị trí đẹp, có thể chọn những nơi đường nhỏ hơn nhưng dân cư không được thưa thớt, và nên kết hợp với việc bán hàng online cộng với chạy quảng cáo địa điểm để nhiều người biết tới.
Nếu tận dụng nhà riêng để kinh doanh, cần bố trí một khu riêng để trưng bày sản phẩm và tư vấn sản phẩm, có thể diện tích nhỏ nhưng phải tươm tất, gọn gàng, trang trí đẹp để khách hàng cảm thấy thoải mái tin tưởng.
Nếu chỉ bán mỹ phẩm online, bạn vẫn cần cân nhắc tới việc lựa chọn địa điểm trong phần thông tin của cửa hàng/doanh nghiệp trên Google địa điểm, trên Website, Fanpage,… vì yếu tố local ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả tìm kiếm trả về trên Google. Những khách hàng ở gần bạn có thể biết tới bạn hay cửa hàng của bạn nếu tận dụng được yếu tố địa điểm này.
5. Tìm nhà cung cấp
Ngoài việc tìm nhà cung cấp sản phẩm, bạn còn phải tìm nhà cung cấp cho các sản phẩm, dịch vụ cần thiết khác để phục vụ cho công việc kinh doanh như:
- Giải pháp marketing để bán hàng
- Nội thất/thiết kế nội thất
- Văn phòng phẩm
- Mặt bằng/địa điểm
- Nhân sự
- An ninh
Khi bắt đầu kinh doanh cần cân nhắc thật kĩ khi quyết định chi những khoản nào để tránh lãng phí đồng vốn. Những phần việc nào có thể tự làm thì bạn nên cố gắng làm để lấy công làm lời, những phần đòi hỏi chuyên môn cao thì nên thuê để có được sự chuyên nghiệp.
6. Thuê nhân viên
Bất kể kinh doanh online hay offline, quy mô lớn hay nhỏ, nếu như có nhiều đơn hàng/khách hàng cần tư vấn đến mức một mình bạn không để đảm nhiệm hết, bạn phải thuê nhân viên.
Có 2 vấn đề quan trọng khi thuê nhân viên đó là chế độ đãi ngộ và kế hoạch training. Bên cạnh việc trả lương xứng đáng, cần training nhân viên một cách bài bản. Cần chọn người có tâm và ham học hỏi.
7. Thiết kế
Nếu mở công ty hay cửa hàng, nên thiết kế và trang trí theo một phong cách nhất định và phù hợp với phân khúc sản phẩm đang kinh doanh, vì nó sẽ tác động tới trải nghiệm của khách hàng.
Nếu chỉ kinh doanh online, bạn cần đặc biệt chú trọng việc thiết kế các ấn phẩm media trang trí tại cửa hàng trên các kênh online/thương mại điện tử vì đó là nơi duy nhất khách hàng có thể tham khảo về bạn, đừng chỉ thiết kế qua loa cho có nhé.
8. Tiếp cận khách hàng
Mở cửa hàng mỹ phẩm mà không có khách hàng, bạn sẽ không thể tồn tại. Bởi vậy chúng ta phải đầu tư vào quảng cáo, các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.
Các kênh quảng cáo phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là Google và Facebook. Nếu không thể tự mình chạy quảng cáo, hãy thuê một nhân viên để họ đảm nhiệm việc này.
Các chương trình khuyến mãi khai trương cũng là cách hay để thu hút thêm nhiều khách hàng.
Gia nhập các group làm đẹp, các group mỹ phẩm, trang điểm trên mạng xã hội là một cách hay, ít tốn kém để tiếp cận khách hàng.
9. Khai trương cửa hàng
Nếu mở cửa hàng hay công ty thì ngày khai trương cần tổ chức thật bài bản. Cần phải được thông báo rộng rãi đến khách hàng mục tiêu trong khu vực bằng băng rôn, tờ rơi, mạng xã hội hay các kênh quảng cáo. Nên kết hợp với những chương trình ưu đãi như dùng thử sản phẩm miễn phí, tặng voucher giảm giá, tặng quà,…
10. Học kinh nghiệm từ các cửa hàng mỹ phẩm khác
Muốn kinh doanh mỹ phẩm trong khi chưa có kinh nghiệm, điều bắt buộc cần làm là học hỏi từ những đơn vị kinh doanh mỹ phẩm đi trước. Nên chọn những đơn vị kinh doanh dòng sản phẩm cùng phân khúc với dòng sản phẩm mà bạn sẽ nhập để kinh doanh, như vậy sẽ có những điểm tương đồng mà bạn có thể học hỏi để áp dụng cho việc bán hàng của bản thân.
Bạn có thể lên Google, tìm thông tin về các hãng mỹ phẩm từ lớn tới nhỏ, từ trong nước tới ngoại nhập, xem thử họ đã bắt đầu từ đâu? Từng thất bại như thế nào? Điều gì dẫn đến thành công của họ bây giờ?
Tiếp đến, để thực tế hơn, hãy đến một vài cửa hàng mỹ phẩm cùng phân khúc, đắt khách nhất trong khu vực (nếu có) để trải nghiệm dịch vụ ở đó và tìm hiểu xem vì sao họ lại thành công như vậy.
Tuy nhiên, 2 cách trên chỉ giúp bạn thu thập thông tin một cách bao quát. Để “học” được nhiều hơn, cách tốt nhất là xin vào làm việc ở một công ty/cửa hàng mỹ phẩm thành công và tìm hiểu xem:
- Họ nhập hàng từ đâu? (phân phối chính hãng, xách tay, nhập lại của đơn vị khác,…)
- Họ tìm kiếm khách hàng từ những kênh nào? (online, offlne, cộng tác viên,…)
- Những công cụ được sử dụng là gì? (phần mềm quản lí, phần mềm chat tự động, đơn vị giao hàng,…)
- Quy trình tư vấn bán hàng như thế nào?
- Thiết kế showroom/công ty theo concept nào?
Hãy học hỏi tất cả những gì có thể. Những kiến thức này sẽ là nền tảng để bạn áp dụng cho công việc kinh doanh sau này.
Lập kế hoạch cụ thể cho việc kinh doanh mỹ phẩm
Việc lên kế hoạch kinh doanh cũng giống như thiết kế một bản vẽ trong xây dựng. Nếu không có bản vẽ thì một công trình sẽ được xây một cách tùy tiện, không có hình dạng cụ thể, không có kết cấu rõ ràng, không lựa chọn được vật liệu phù hợp với từng hạng mục, không biết xây theo trình tự nào,… và kết quả chắc chắn là công trình đó sẽ sập. Bất kể bạn kinh doanh mỹ phẩm online hay offline, quy mô lớn hay nhỏ, cần lập một bản kế hoạch thật chi tiết để khi nhìn vào đó chúng ta biết nên bắt đầu từ đâu, nên làm những gì và làm như thế nào. Sau khi nghiên cứu kĩ 10 yếu tố cần thiết khi kinh doanh mỹ phẩm ở bước trên, hãy bắt đầu với bản kế hoạch của riêng mình.
Một bản kế hoạch kinh doanh cụ thể cần có 3 phần chính là Mục tiêu, Giải pháp và Cách thức thực hiện.
- Mục tiêu: làm việc gì cũng vậy, cần phải xác định xem làm để đạt được những gì. Đương nhiên mục tiêu kinh doanh là để kiếm tiền. Ngoài ra nếu muốn đạt được thêm điều gì đó ví dụ phát triển thương hiệu, mở rộng về quy mô dân sự, quy mô chi nhánh,… thì cũng đưa vào phần mục tiêu này luôn. Có 2 điều cần chú ý trong phần mục tiêu này, đó là bạn cần Quy đổi đơn vị và Chia nhỏ mục tiêu. Mục tiêu càng rõ ràng, cụ thể thì khi thực hiện càng thuận lợi và hiệu quả càng cao.
-
- Quy đổi về đơn vị: ví dụ mục tiêu năm 2021 của bạn là kiếm được 120 triệu (tiền lời) từ kinh doanh mỹ phẩm online, thì cần quy đổi ra xem doanh thu cần đạt được từ việc kinh doanh online mỹ phẩm trong năm 2021 là bao nhiêu. Giả sử tỉ suất lợi nhuận trung bình sau khi trừ các chi phí đạt 30% thì để có 120 triệu tiền lời bạn cần bán được với doanh số 400 triệu. Nếu mỗi sản phẩm bạn bán có giá bán trung bình 200 ngàn (nghìn) thì để đạt doanh thu 400 triệu cần phải bán được 2.000 sản phẩm. Đơn vị cụ thể ở đây là sản phẩm.
-
- Chia nhỏ mục tiêu: nếu mục tiêu đặt ra là mục tiêu của năm thì cần chia nhỏ ra theo tháng để thực hiện. Lợi nhuận 120 triệu/năm ứng với 10 triệu/tháng. Doanh thu 400 triệu/năm ứng với 33,33 triệu/tháng. Cần bán 2.000 sản phẩm/năm ứng với 167 sản phẩm/tháng. Nếu muốn chi tiết hơn thì khi thực hiện có thể chia nhỏ ra theo tuần để dễ dàng theo dõi và đánh giá hiệu quả.
[ux_image id=”15755″]
- Giải pháp: ở phần này sẽ đưa ra các giải pháp để thực hiện mục tiêu ở trên. Sẽ gồm 2 mục chính đó là Giải pháp và Công cụ cần thiết.
- Giải pháp: sẽ có 2 giải pháp chính đó là tìm kiếm khách hàng mới và chăm sóc khách hàng cũ. Tỉ lệ doanh thu đạt được từ khách hàng cũ : khách hàng mới sẽ khác nhau đối với từng người/đơn vị bán hàng. Nếu bạn bán hàng online, trong phần tìm khách hàng mới hãy liệt kê các kênh để tiếp cận khách hàng mà bạn có thể làm, ví dụ như kênh Fanpage, Zalo Page, Website, các trang Thương mại điện tử,… Lưu ý mỗi kênh online đều có tỉ lệ người mua hàng/người tiếp cận (tỉ lệ chuyển đổi) khác nhau. Tiếp tục sử dụng cách thức quy đổi về đơn vị để có được số lượng người tiếp cận cần thiết. Ví dụ tỉ lệ chuyển đổi của kênh website là 0,001 thì để bán được 5 sản phẩm từ web mỗi tháng thì trang web đó cần đạt được 5.000 lượt truy cập mỗi tháng. Nếu muốn tăng lượt tiếp cận bằng cách chạy quảng cáo thì hãy dự tính số lượt tiếp cận cần đạt được/tháng để bán được n sản phẩm (theo ý muốn) rồi quy ra số tiền quảng cáo cần chi mỗi tháng. Đối với những kênh có thể làm chay (chưa cần bỏ tiền quảng cáo ngay) như Fanpage thì có thể đăng bài rồi theo dõi số lượt tiếp cận, muốn tiếp cận được nhiều người thì chỉ cần đăng nhiều bài và đăng bài đều đặn.
- Công cụ cần thiết: liệt kê những công cụ cần thiết, ví dụ điện thoại, laptop, phần mềm quản lí, website, catalogue,… và chi phí cần bỏ ra. Cái nào cá nhân đã có hoặc tự làm được thì khỏi cần ghi chi phí ra bạn nhé!
- Vốn ban đầu: ghi rõ số vốn ban đầu cần có cho công việc kinh doanh. Đối với kinh doanh online (KDOL) thì số vốn ban đầu không cần nhiều, và cũng không nhất thiết phải nhập hàng nhiều. Vì khi khách mua online sẽ cần thời gian để giao hàng, có thể tranh thủ thời gian đó để nhập hàng. Ví dụ khi mới bán online chỉ cần đủ hàng cho những đơn hàng mua lẻ, còn những đơn hàng sỉ, số lượng nhiều thì khi có người đặt thì lúc đó mới nhập hoặc nhờ đơn vị cung cấp hàng cho mình đóng gói gửi luôn cho khách hàng – đây là một thủ thuật trong kinh doanh online đó các bạn!
- Cách thức thực hiện: phần này sẽ chi tiết hóa công việc của phần giải pháp, có kèm theo số lượng và thời gian cụ thể. Ví dụ để tăng tương tác cho kênh Fanpage thì cần đăng bao nhiêu bài/ngày, đăng bài vào những khung giờ nào, cần thiết kế bao nhiêu hình ảnh,… Đối với phần công cụ cần thiết cần phải bỏ tiền để mua thì ở phần này ghi rõ phương thức thanh toán như thế nào, chia làm mấy đợt thanh toán rồi đối chiếu với số vốn ban đầu.
Khi có được một bản kế hoạch chi tiết mang tính khả thi thì cần bắt tay vào thực hiện ngay. Để mục tiêu kinh doanh của năm được hoàn thành thì phải hoàn thành mục tiêu kinh doanh của tháng. Để hoàn thành mục tiêu của tháng thì phải hoàn thành mục tiêu của tuần. Đó là ý nghĩa của việc chia nhỏ mục tiêu. Khi thực hiện cần đánh giá hiệu quả theo từng giai đoạn, ví dụ đánh giá theo từng tháng. Tháng đầu tiên không đạt được mục tiêu (không đạt doanh thu theo như mục tiêu hàng tháng trong kế hoạch) thì tới tháng thứ 2 cần phải “cày” nhiều hơn gấp rưỡi, gấp đôi, gấp ba để kéo lại cho tháng trước đó. Như vậy mới đảm bảo được việc hoàn thành mục tiêu kinh doanh của năm.
Nếu gặp khó khăn trong việc lập một bản kế hoạch kinh doanh cụ thể, phù hợp với khả năng của mình thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé!
Kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn?
A. KINH DOANH MỸ PHẨM OFFLINE
Chi phí cứng cho Showroom mỹ phẩm:
- Mặt bằng: ≥ 8.000.000đ/tháng
- Nhân viên/Bảo vệ: ≥ 6.000.000đ/tháng
- Camera an ninh: ≥ 1.500.000đ
- Phần mềm quản lí: ≥ 150.000đ/tháng
- Thuế môn bài: 300.000đ – 1.000.000đ/năm
Chi phí cứng cho Công ty mỹ phẩm:
- Mặt bằng: ≥ 15.000.000đ/tháng
- Nhân viên kế toán + Nhân viên sale + Bảo vệ: ≥ 20.000.000đ/tháng
- Camera an ninh: ≥ 1.500.000đ
- Phần mềm kế toán quản lí: ≥ 150.000đ/tháng
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: 20 – 22% nếu phát sinh lợi nhuận
Ngoài các chi phí cứng bắt buộc phải có cho hoạt động kinh doanh thì những chi phí khác cũng chiếm phần không nhỏ đó là chi phí trang trí văn phòng/showroom, chi phí quảng cáo.
B. KINH DOANH MỸ PHẨM ONLINE
Hướng dẫn kinh doanh mỹ phẩm online hiệu quả và tiết kiệm chi phí
1. Các bước xây dựng trang Profile cá nhân Facebook để bán hàng
Chi phí: 0đ
[section bg_color=”rgb(255, 254, 234)” padding=”11px”]
– Khách hàng tiềm năng của chúng ta đang vô vàn ngoài kia, không thể để khách hàng không biết chúng ta được.
- Không nên đăng quảng cáo sản phẩm quá nhiều, hãy tập trung nhiều hơn vào những thứ khách hàng cần để khách hàng luôn tương tác với facebook của các bạn.
- Dẹp ngay lập tức các status than thở, trách móc, buồn phiền.
- Lúc nào cũng phải tràn đầy năng lượng tích cực và vui vẻ.
- Đăng bài vào khung giờ vàng – Sáng: 7h30h – 8h30 | Trưa: 11h-1h | Chiều: 3h30-6h | Tối: 20h-22h.
[/section]
2. Một số lưu ý khi bán hàng bằng Trang Fanpage
[message_box bg_color=”rgb(255, 254, 234)” text_color=”light”]
- Nên điền đầy đủ các mục vào phần thông tin “Giới thiệu” như địa chỉ, số điện thoại, email, website, giới thiệu,…
- Đặt tên Fanpage (trang) theo tên thương hiệu hoặc tên sản phẩm chủ lực. Nên tạo ít nhất 3 Fanpage phủ rộng kết quả tìm kiếm trên Facebook.
- Phần nội dung nên đầu tư kĩ lưỡng vào hình ảnh, phần văn bản nếu có copy thì nên sửa lại, tốt nhất là tự viết nội dung.
- Tận dụng tính năng “Cửa hàng” để đăng các sản phẩm đang kinh doanh lên, kèm theo hình ảnh và mô tả thật bắt mắt.
- Phần “Đánh giá” nên nhờ người thân, bạn bè đánh giá cho Trang.
- Tận dụng tính năng “Ưu đãi” và “Sự kiện” để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
- Nên tìm hiểu việc chạy quảng cáo trên Trang fanpage để quảng bá thương hiệu và sản phẩm tới khách hàng mục tiêu.
[/message_box]
3. Bán hàng thông qua Trang web (website)
- Chi phí làm web: 1.000.000đ – 20.000.000đ (bao gồm cả tên miền + hosting/VPS).
- Chi phí SEO web: tùy thuộc vào đơn vị bạn thuê (nếu tự SEO hầu như là 0đ).
- Chi phí chạy quảng cáo: tùy thuộc ngân sách bạn thiết lập.
4. Sử dụng kênh Youtube và các trang Thương mại điện tử
Xu hướng làm đẹp hiện nay là gì?
[section bg_color=”rgb(249, 225, 237)” padding=”18px”]
- Có phải bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn hàng?
- Có phải bạn đang ngồi trên đống hàng ế ẩm?
- Có phải bạn không biết mỗi ngày thức dậy làm gì để bán được hàng?
- Có phải bạn đang bị thâm hụt vốn?
- Có phải bạn đang bị stress vì hàng ngàn lý do?
[/section]
Bạn đang cần tìm 1 nguồn hàng chất lượng, uy tín để cạnh tranh trên thị trường và đặc biệt là giá cả hợp lí cho khách hàng?
Đến với Mỹ Phẩm Thanh Trang bạn sẽ được gì?
[section bg_color=”rgb(249, 225, 237)” padding=”11px”]
- Chính sách khuyến mãi thưởng nóng, tháng và quý luôn rõ ràng (Chúng tôi luôn công bố hàng tháng).
- Tất cả mọi người trong team hòa đồng, nhiệt tình thân thiện và luôn luôn hỗ trợ bạn.
- Đào tạo định kỳ kỹ năng tư vấn, kĩ năng về marketing và xây dựng hệ thống.
- Chúng tôi cam kết trong vòng 1 tháng không bán được hàng, Chúng tôi hoàn tiền 100% lại và hỗ trợ luôn phí ship.
- Giao hàng nhanh nhất từ Bắc vô Nam chậm nhất 2- 3 ngày.
- Hỗ trợ ship cho cấp dưới.
[/section]
[message_box bg_color=”rgb(249, 225, 237)” text_color=”light”]
[/message_box]
Đến với chúng tôi bạn sẽ được đào tạo từ người mới trở thành một đơn vị bán hàng chuyên nghiệp, nắm vững các kĩ năng về marketing và xây dựng hệ thống. Chào mừng bạn đến với Hệ thống Mỹ Phẩm Thanh Trang!