[toc]
Paraben là gì?
[accordion title=”Công thức hóa học của một số loại paraben:”]
[accordion-item title=”Pentylparaben”]
[/accordion-item]
[accordion-item title=”Methylparaben”]
[/accordion-item]
[accordion-item title=”Butylparaben”]
[/accordion-item]
[accordion-item title=”Propylparaben”]
[/accordion-item]
[accordion-item title=”Isopropylparaben”]
[/accordion-item]
[accordion-item title=”Benzylparaben”]
[/accordion-item]
[accordion-item title=”Phenylparaben”]
[/accordion-item]
[/accordion]
Parabens trong mỹ phẩm
[ux_image id=”15817″]
Tác Hại của Paraben
Paraben gây dị ứng và nguy cơ ung thư da?
- Các sản phẩm chứa nhiều Paraben như nước hoa, nước tẩy trang, kem dưỡng da…. có thể gây kích ứng cho những người da nhạy cảm, dễ bị dị ứng. Điều này đã được khẳng định bởi nghiên cứu của Nagel JE và các đồng sự từ năm 1988.
- Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi thoa mỹ phẩm chữa Methylparaben lên da. Chất này có thể phản ứng với tia UVB trong ánh nắng mặt trời, làm tăng khả năng lão hoá da và tổn thương DNA. Điều này khiến cho da của bạn dễ bị tổn thương do da bị suy giảm sức đề kháng. Dẫn đến da dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da.
Paraben gây ung thư vú?
- Nhiều bằng chứng trong quá trình nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy rằng. Có sự liên quan giữa parabens có trong mỹ phẩm và căn bệnh ung thư vú.
- Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu như Philip W. Harvey và David J. Everett, hay Dr. Richard Sullivan ở Viện nghiên cứu ung thư UK khẳng định cần những nghiên cứu sâu hơn về tác động của Parabens để khẳng định chắc chắn đây có phải là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư vú.
- Mặc dù khả năng gây ung thư vú của Parabens đến nay vẫn là điều gây tranh cãi. Thế nhưng đã có minh chứng khẳng định rằng Parabens có thể gây ảnh hưởng đến hormone estrogen của nữ giới. Nếu sử dụng quá nhiều có thể làm giảm khả năng sinh sản.
- Vì vậy nên cẩn trọng khi sử dụng sản phẩm có chứa Parabens ở vùng nách, ngực và cổ để bảo vệ sức khoẻ.
Giảm khả năng sinh sản ở nam giới khi dùng mỹ phẩm chứa paraben?
- Trong một nghiên cứu tại Tokyo mang tên “Effects of propylparaben on the male reproductive system”. của S. Oishi (thuộc Viện nghiên cứu sức khỏe cộng đồng) đã chứng minh rằng Propylparaben có thể làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới .
- Ngoài ra một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng. Butylparaben có thể gây giảm lượng và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tinh trùng.
Vì sao các nhãn hàng thường dùng Paraben trong sản xuất mỹ phẩm?
- Biết được sự độc hại từ Paraben có thể gây ra cho cơ thể người sử dụng. Các nhà nghiên cứu đã khuyến cáo khách hàng nên sử dụng các phẩm không chứa Paraben (paraben free, no paraben). Đồng thời, tránh xa những thương hiệu sử dụng Paraben làm thành phần bảo quản cho sản phẩm.
- Paraben có giá thành rẻ, phổ biến và giúp bảo quản sản phẩm tốt. Tuy nhiên, để có được 1 sản phẩm nói không với Paraben. Các nhãn hàng mỹ phẩm phải chịu thiệt thòi rất nhiều trong cả quá trình sản xuất. Và khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Bởi công thức chế tạo ra các loại sản phẩm không chứa paraben rất khó và đắt tiền. Bên cạnh việc có mức giá cao, các sản phẩm không chứa nó có “tuổi thọ” khá ngắn. Và dễ dàng bị biến chất khi gặp nhiệt độ không khí quá cao, quá ẩm trong quá trình vận chuyển, phân phối và sử dụng.
Tại sao Paraben được chấp nhận trong ngành công nghiệp mỹ phẩm?
- Báo cáo Năm 1984 về thành phần trong mỹ phẩm (CIR) đã kiểm tra độ an toàn của methylparaben, propylparaben, và butylparaben. Họ kết luận các chất này đủ an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm với nồng độ đến 25%. Thông thường, parabens được sử dụng trong mỹ phẩm với nồng độ từ 0.01% đến 0.3%.
- Tháng 9/2005, CIR quyết định tiến hành nghiên cứu lại độ an toàn của toàn bộ các hỗn hợp Parabens để sử dụng cho mỹ phẩm. Sau khi cân nhắc về độ an toàn phù hợp cho cả người lớn và trẻ sơ sinh, báo cáo đã kết luận rằng parabens vẫn an toàn và phù hợp để sử dụng cho mỹ phẩm.
- Tại Việt Nam, trong thông cáo báo chí mới nhất ngày 21/5/2015 của Cục Quản Lý Dược Phẩm – Bộ Y Tế có nêu rõ. “Cho đến nay Cộng đồng Châu Âu và ASEAN chưa nhận được bằng chứng nào về việc các sản phẩm có chứa 05 dẫn chất Paraben: isopropylparaben, isobutylparaben, phenylparaben, benzylparaben và pentylparaben với hàm lượng quy định không an toàn cho người sử dụng. Chính vì thế, các sản phẩm vẫn tiếp tục được lưu hành trên thị trường tại Cộng đồng Châu Âu cũng như tại các nước thành viên ASEAN và Việt Nam cho đến khi áp dụng lộ trình mới.
Điều gì khiến CIR phải tiến hành điều tra lại để tìm hiểu các nguy cơ tiềm ẩn của Paraben?
- Sở dĩ có thông tin paraben gây ung thư là do người ta đã tìm thấy chất này trong các khối u. Từ năm 2004, một nghiên cứu của Anh đã tìm thấy 18 trên tổng số 20 mẫu sinh thiết khối u vú.
- Thành phần paraben trong mỹ phẩm dễ gây kích ứng với những làn da nhạy cảm.
- Ngoài ra, nếu da được thoa bất cứ sản phẩm nào trực tiếp có chứa paraben, sau đó tiếp xúc tia nắng mặt trời thì sẽ xuất hiện lượng lipid peroxide (một hợp chất thúc đẩy lão hóa tế bào da) cao gấp 3 lần da bình thường, khiến da mau lão hóa.
- Khi bôi kem (chứa paraben) lên lưng của những thanh niên khỏe mạnh, các dấu vết của paraben có thể được tìm thấy trong máu chỉ trong vài giờ sau khi sử dụng kem bôi, cho thấy khả năng thẩm thấu nhanh chóng.
- Năm 2010, trong 1 cuộc thí nghiệm khi chuột mẹ phơi nhiễm butylparaben trong thời kỳ mang thai và cho con bú, chuột con được sinh ra thể hiện khiếm khuyết về các hành vi xã hội. Kết quả này được lặp lại bởi một nhóm nghiên cứu khác, chuột con phơi nhiễm butylparaben trong thời kỳ phát triển phôi thai và sau khi được sinh ra có triệu chứng giống như rối loạn tự kỷ gây ra bởi valproic acid. Tuy nhiên liều lượng butylparaben được dùng trong nghiên cứu này là khá lớn (200 mg trên mỗi kg khối lượng cơ thể).
Có thể thấy các nghiên cứu và phát hiện trên đều chưa đủ căn cứ để đổ lỗi hoàn toàn do Paraben hay 1 hoạt chất nào khác. Chính vì vậy, những năm gần đây, dù chưa có thông báo chính thức nào nhưng người tiêu dùng và một số nhãn hàng đã tránh thành phần nghi ngại này vào sản phẩm. Điển hình là chúng ta có thể thấy các dòng dược mỹ phẩm như Clicnic, Centaphil, Physiogel, Bioderm…, và thông báo cho người dùng thông qua nhãn “FREE PARAPEN” trên bao bì (mặt ngoài) của sản phẩm.
Quyết định mới nhất tháng 7/2015 của Cộng Đồng Châu Âu, Hội đồng mỹ phẩm ASEAN và Hội Y tế Việt Nam
- Mặc dù đến thời điểm hiện tại, không có đủ bằng chứng khoa học cụ thể để khẳng định các dẫn chất của chất Paraben bị cấm đó không an toàn nếu dùng với nồng độ giới hạn cho phép. Tuy nhiên để đảm bảo lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng, Cộng đồng Châu Âu đã cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Do đó quyết định thay thế các dẫn chất của chất Paraben trong mỹ phẩm.
- Từ đây, Hội đồng mỹ phẩm ASEAN đưa ra khuyến cáo ngưng sử dụng các chất này. Thay vào đó, sử dụng các chất tối ưu hơn.
- Việt Nam là thành viên của cộng đồng ASEAN. Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) nước ta hướng dẫn thực hiện việc ngưng sử dụng các dẫn chất của chất Paraben theo lộ trình từ 30/7 tới đến năm 2016 mà Cộng đồng Châu Âu và Cộng đồng ASEAN đưa ra.
[ux_image id=”11273″]
Cách chọn mỹ phẩm không chứa paraben
- isopropylparaben
- isobutylparaben
- pentylparaben
- phenylparaben
- benzylparaben
- methylparaben
- ethylparaben
- propylparaben
- butylparaben
[row col_style=”dashed”]
[col span=”4″ span__sm=”12″]
[ux_image id=”11221″]
[/col]
[col span=”4″ span__sm=”12″]
[ux_image id=”11220″]
[/col]
[col span=”4″ span__sm=”12″]
[ux_image id=”11219″]
[/col]
[col span=”4″ span__sm=”12″]
[ux_image id=”11218″]
[/col]
[col span=”4″ span__sm=”12″]
[ux_image id=”11217″]
[/col]
[col span=”4″ span__sm=”12″]
[ux_image id=”11229″]
[/col]
[/row]
Một số hình ảnh sản phẩm có chứa Parabens:
[row]
[col span=”6″ span__sm=”12″]
[ux_image id=”11232″]
[/col]
[col span=”6″ span__sm=”12″]
[ux_image id=”11233″]
[/col]
[/row]
Vậy tóm lại có nên tránh Paraben không? Lời khuyên cho độc giả
- Từ những phân tích phía trên. Có thể kết luận là khả năng paraben trong mỹ phẩm thông thường lọt vào cơ thể là rất thấp . Hơn nữa tác hại của paraben gây ra thông qua các nghiên cứu chứng minh là chưa đầy đủ. Tuy vậy, nếu sử dụng nhiều loại mỹ phẩm khác nhau có chứa paraben trong thời gian dài thì sao? Không có gì đảm bảo rằng việc tích tụ chất này vào cơ thể trong thời gian dài liệu có còn an toàn cho cơ thể hay không.
- Mặt khác, không thể dùng mỹ phẩm hoàn toàn không có chất bảo quản được. Chúng sẽ hình thành nấm mốc, vi khuẩn trong thời gian ngắn sau khi bóc nhãn. Bôi một đống “vi sinh vật” lên da còn tồi tệ hơn là bôi chất bảo quản, thật sự.
- Nhiều loại mỹ phẩm không dùng paraben nhưng lại dùng các chất bảo quản khác chưa được công bố. Điều này thậm chí còn gây nguy hiểm hơn. Paraben không tốt nhưng ít ra chúng ta cũng đã được phân tích và biết được các mặt xấu rồi. Nó không quá đáng kể. Người tiêu dùng toàn cầu vẫn sử dụng bình thường suốt gần thế kỷ nay.
- Hiện nay không chỉ mỹ phẩm mà thậm chí thực phẩm mà bạn ăn vào cũng có chứa chất bảo quản. Thậm chí là những chất được coi là độc hại hơn paraben nhiều lần. Nếu kiên quyết từ bỏ “hoá chất độc hại” trong tất cả các sản phẩm hàng ngày thì chỉ còn cách lên rừng ở ẩn. Chỉ bỏ paraben trong mỹ phẩm thì cũng chẳng cải thiện được gì mấy.
KẾT LUẬN: Theo xu hướng thế giới thì PARAPEN chính thức đã bị tuýt còi rồi. Việc đưa ra các ý kiến tranh luận tốt xấu cũng không quan trọng nữa. Cái chính là mọi người cần cân nhắc giữa rủi ro mà nó có thể (chưa chắc chắn) mang lại. Nhưng nếu đã có những sản phẩm Paraben Free thì tại sao chúng ta không lựa chọn để giảm thiểu các rủi ro còn đang tranh cãi trên, đối với những người tiêu dùng có khả năng tài chính tốt?
Pingback: Mỹ phẩm Tenamyd bị THU HỒI có đúng không? Tenamyd